Hiển thị các bài đăng có nhãn kien thuc. Hiển thị tất cả bài đăng
Hiển thị các bài đăng có nhãn kien thuc. Hiển thị tất cả bài đăng


[giaban][/giaban]
[motangan][/motangan]
[tomtat]
Nghề môi giới BĐS là nghề dễ kiếm ra tiền nếu thật sự yêu nghề và có chuyên môn cao. Dù cho bối cảnh thị trường BĐS có “lên bổng xuống trầm” ra sao thì nhu cầu về nhà ở trong cộng đồng vẫn không hề thay đổi. 



    [/tomtat]
[chitiet]Tại các nước phát triển, nghề môi giới bất động sản đóng vai trò rất quan trọng và không thể thiếu để hình thành một thị trường bất động sản lành mạnh. Với gần 1 triệu thành viên trực thuộc Hiệp hội BĐS Hoa Kỳ (NAR) cũng đủ nói lên sức mạnh và vai trò của chuyên viên môi giới BĐS đã mang lại cho nền kinh tế Mỹ những bước phát triển trong hai thập niên gần đây.
Thị trường BĐS tại Việt nam trong những năm vừa qua đang lao dốc một cách thảm hại. Tất cả những người trong nghề mới chợt “thức tỉnh” và nhận ra được một chân lý không thể chối cãi là muốn phát triển doanh nghiệp BĐS thành công, ngoài các yếu tố như: Thay đổi chiến lược kinh doanh, thay đổi sản phẩm cho phù hợp với thị trường, giá thành… thì các doanh nghiệp BĐS đã biết quan tâm hơn đến yếu tố tuyển dụng các chuyên viên lành nghề có chuyên môn. Vì chính những chuyên viên môi giới lành nghề sẽ góp phần không nhỏ vào sự thành công của doanh nghiệp.
Hàng loạt các chuyên viên môi giới bỏ nghề trong giai đoạn vừa qua là tín hiệu đáng mừng hơn đáng lo. Thị trường sẽ tự đào thải để sàng lọc, loại bỏ những “cò” nhà đất “lôm côm” ra khỏi cuộc chơi. Những người còn lại sẽ ý thức hơn trách nhiệm và môi trường hành nghề của mình bằng tinh thần cầu thị, trách nhiệm, luôn nâng cao kiến thức chuyên môn nếu không muốn bị “sa thải”.
Trong suốt một thời gian dài, người hành nghề môi giới BĐS tại Việt Nam hoạt động rất thụ động. Đa số những người hành nghề môi giới thường phụ thuộc vào “sàn” hoặc các chủ đầu tư, có gì bán nấy. Sản phẩm mà chuyên viên môi giới đang bán không phải do chính họ tự khai thác được, mà hầu hết là do các chủ đầu tư hoặc các giám đốc công ty phân phối đi quan hệ đem về. Thậm chí, họ còn không quan tâm đến sản phẩm đó có phù hợp với thị trường hay không, giá cả ra sao, giá trị cốt lõi là gì và có phù hợp với họ hay không... Chính những yếu tố nêu trên đã triệt tiêu tất cả sự sáng tạo của người hành nghề môi giới. Một chuyên viên môi giới BĐS chuyên nghiệp – là người phải biết hoạt động độc lập tuân thủ theo một qui trình phức tạp và có nghề, từ khai thác sản phẩm đến tay khách hàng là cả một quá trình chuẩn bị khoa học, sáng tạo của người làm nghề môi giới BĐS.
Trong phạm vi bài viết này, chúng tôi muốn cung cấp những “chìa khóa vàng” theo cách nói của những người hành nghề môi giới độc lập, lâu năm tại các nước phát triển. Như một qui tắc bắt buộc của người hành nghề nếu muốn thành công.
1/ Chìa khóa 1: Phân khúc thị trường
Mỗi một phân khúc sản phẩm phù hợp sẽ gắn liền đến thương hiệu cá nhân của nhân viên môi giới và quan trọng hơn là phân khúc đó phải có cơ hội phát triển và kiếm được tiền. Một chuyên viên môi giới mà sản phẩm nào anh cũng “mó” tay vào như: đất nền dự án, căn hộ cao cấp, nhà phố, biệt thự, cho thuê mặt bằng, cho thuê căn hộ, mua bán căn hộ giá rẻ, nhà hàng, khách sạn… thì bảo đảm sớm muộn gì anh cũng sẽ hát bài “tình bơ vơ”. Đây là kiểu làm ăn nghiệp dư may nhờ rủi chịu khó mà thành công được.
Lựa chọn một phân khúc sản phẩm đúng = 50% thành công. Trước khi lựa chọn một phân khúc phù hợp, bạn hãy tĩnh tâm ngồi lại để trả lời các câu hỏi sau đây trước khi quyết định:
+ Sản phẩm có phù hợp với khả năng chuyên môn?
+ Mãi lực của phân khúc đó ra sao?
+ Đang sôi động hay trầm lắng?
+ Số lượng sản phẩm được giao dịch trên thị trường ba tháng gần nhất?
+ Bao nhiêu người hành nghề cùng phân khúc này?
+ Thu nhập hằng tháng có thể mang lại?
+ Văn hóa dịch vụ của phân khúc sản phẩm này?
+ Nguồn cung cấp thông tin...
Để lựa chọn được một phân khúc sản phẩm phù hợp. Điều quan trọng nhất là phải hiểu được khả năng chuyên môn của mình. Những thế mạnh, các mối quan hệ, hiểu biết về sản phẩm… Bởi ông bà ta có câu, “biết người biết ta, trăm trận trăm thắng”.  
2/ Chìa khóa 2: Phân khúc khách hàng
Đối tượng khách hàng là mấu chốt của một chuyên viên môi giới thành công. Giống như một chàng trai mà gặp ai cũng nói lời tỏ tình yêu thương được thì thật sự chàng trai đó sẽ không bao giờ có được một tình yêu đích thực. Người hành nghề môi giới cũng thế! Phải có một phân khúc khách hàng riêng và trung thành với phân khúc khách hàng đó thì việc kinh doanh của bạn sẽ thuận lợi hơn.   
Một phân khúc sản phẩm phù hợp - phải có một phân khúc khách hàng phù hợp.
Một cơ sở dữ liệu tiềm năng phải hiểu là một danh sách khách hàng không phải đi mua mà phải được xây dựng qua thời gian đã được sàng lọc, phân loại, đánh giá... Nếu bạn quan tâm đến sinh viên thì đương nhiên sản phẩm của anh phải phù hợp với sinh viên. Nếu bạn quan tâm đến các đại gia thì đương nhiên bạn sẽ có những sản phẩm du lịch biệt thự nghỉ dưỡng cao cấp cho đại gia và nếu bạn lựa chọn phân khúc khách hàng là kiều bào, người nước ngoài thì những sản phẩm của bạn phải phù hợp với các đối tượng này. Khi nói đến lựa chọn phân khúc khách hàng thì các vấn đề đặt ra là:
+ Bạn tiếp cận bằng cách nào?
+ Văn hóa ứng xử ra sao?
+ Bạn đã hiểu gì về phân khúc khách hàng này?
+ Bạn có hòa nhập được với khách hàng mà bạn lựa chọn?   
+ Phân khúc khách hàng có tiềm năng, dễ tính?
+ Cơ hội phát triển?
3/ Chìa khóa 3: Địa bàn hoạt động  
Điều tối kỵ của người hành nghề môi giới là “chạy loạn” và không có địa bàn hoạt động, kinh doanh cụ thể. Để có được sản phẩm và nguồn khách hàng ổn định thì việc gắn bó với một địa bàn hoạt động sẽ mang lại những cơ hội kinh doanh lâu dài. Hãy lựa chọn cho mình một địa phương hoạt động ổn định và có cơ hội phát triển. Địa bàn hoạt động phải phù hợp với phân khúc sản phẩm và khách hàng phù hợp .
Khi nói đến địa bàn hoạt động của chuyên viên môi giới thì chính người môi giới phải hiểu được những đặc điểm về văn hóa, dân trí, tín ngưỡng và mức sống của khu vực mà bạn phụ trách để có cách ứng xử phù hợp. Ngoài các yếu tố nêu trên thì người hành nghề phải hiểu rõ:
+ Dân số khu vực được chi ra theo nhóm tuổi
+ Bao nhiêu con đường lớn, nhỏ, hẽm...
+ Phần trăm giá nhà chênh lệch giữa các khu vực với nhau
+ Giá đất theo qui định và giá thị trường
+ Mức độ phát triển trong tương lai
+ Các qui hoạch sẽ gây ảnh hưởng...
+ Có bao nhiêu dự án mới ra đời hoặc đã xây dựng xong? 
4/ Chìa khóa 4: PR thương hiệu cá nhân
Mấu chốt thành công của một chuyên viên môi giới BĐS nằm ở khâu PR thương hiệu cá nhân. Theo thống kê của trường đại học Harvard năm 2012 khi liệt kê các kênh quảng cáo để bán sản phẩm BĐS như: tivi, radio, báo giấy, E-marketing, tờ rơi, thư ngõ, truyền miệng giới thiệu... Thật bất ngờ, kênh truyền miệng giới thiệu thông qua khách hàng cũ chiếm tỷ lệ cao nhất 100/42 so với báo giấy 100/4 và tivi là 100/7 trên số lượng giao dịch thành công.
Hầu hết, các chuyên viên môi giới tại các nước phát triển họ luôn chứng minh sự hiện diện của họ tại địa bàn mà họ phụ trách. Hình tượng một chút; giống như một cảnh sát khu vực nắm rất chắc địa bàn. Họ thường xuyên có những buổi gặp mặt chia sẻ các thông tin, tin tức mới của thị trường BĐS. Công cụ thư ngỏ thường xuyên được gửi đi mỗi tuần. Họ luôn tranh thủ đến từng nhà thăm hỏi khi có điều kiện. Họ gây ấn tượng bằng sự lễ phép, hòa nhã, lịch sự, chuyên nghiệp kèm theo những món quà nho nhỏ tượng trưng khi gặp mặt. Hình ảnh của họ ở mọi nơi thông qua các bảng bán nhà, thư ngỏ, danh thiếp được in trên những miếng dán, lịch để bàn có kèm theo số điện thoại, tên công ty được phát miễn phí và được để ở những nơi dễ thấy nhất khi khách hàng có nhu cầu như trên tủ lạnh, phòng ăn gia đình... 
PR thương hiệu cá nhân là để lại trong mắt khách hàng những ấn tượng tốt đẹp nhất. Một giao dịch thành công chỉ mới là bước khởi đầu cho một cánh cửa cơ hội được mở ra sau đó. Hãy để cho khách hàng giới thiệu bạn với bạn bè, người thân và quảng cáo không tốn phí cho mình. Hãy quan tâm đến hậu bán hàng chứ không phải “chạy mất dép”. Một chai rượu Champagne mừng tân gia, một lời ân cần hỏi han, giúp đỡ xem khách hàng có cần sửa chửa nhà... sau giao dịch thành công là một nghệ thuật khôn ngoan của một chuyên viên môi giới BĐS chuyên nghiệp.
Nghề môi giới BĐS là nghề thật sự không khó kiếm tiền nếu chúng ta biết đầu tư. Đầu tư kiến thức bằng theo học ở các trường đào tạo BĐS chuyên nghiệp để có một kiến thức bài bản, khoa học. Đầu tư thời gian bằng sự kiên trì, chịu khó học hỏi, cập nhật kiến thức không ngừng. Đam mê và yêu nghề là những yếu tố không thể thiếu của một chuyên viên môi giới BĐS thành công.
Giảng viên Huỳnh Anh Dũng – CRS (Trường Đào tạo Quốc tế Leader Real)[/chitiet]

[video] Code video về sản phẩm mà bạn muốn nhúng [/video]








[giaban][/giaban]
[motangan][/motangan]
[tomtat]
Sự im ắng trên thị trường bất động sản chắc chắn sẽ khiến nhiều người hoài nghi về tiềm năng của lĩnh vực này. Tuy nhiên, nhìn nhận một cách thực tế thì thị trường bất động sản TP.HCM nói riêng và cả nước nói chung vẫn đầy tiềm năng.



    [/tomtat]
[chitiet]TP.HCM có đầy đủ những yếu tố tạo tiền đề cho sự phát triển của thị trường BĐS. Đầu tiên, TP.HCM là nơi có nền kinh tế năng động và phát triển bậc nhất. Điều này thể hiện một cách toàn diện qua nhiều con số tăng trưởng kinh tế và dân số.
Tốc độ tăng trưởng kinh tế của TP.HCM luôn cao hơn đáng kể so với cả nước, điển hình như năm vừa rồi, cả nước tăng trưởng với tốc độ 5,03% thì TP.HCM vẫn có một mức tăng trưởng ấn tượng 9,2%. TP.HCM cũng là một trong những địa phương hấp dẫn đối với nhà đầu tư nước ngoài. Thu nhập bình quân đầu người của TP.HCM năm 2012 đạt gần 3.600 USD so với cả nước là 1.540 USD. Điều đó chứng tỏ khả năng chi trả của người dân tại TP.HCM khá cao.
Thêm vào đó, cơ cấu dân số của TP.HCM có rất nhiều điểm thuận lợi. Kết quả của cuộc thống kê dân số năm 2009 tại TP.HCM cho thấy rõ cơ cấu dân số trẻ với 42% dân số có độ tuổi từ 20 - 39, là độ tuổi mà người ta bắt đầu khởi nghiệp, lập gia đình, có con cái. Và nhu cầu tất yếu trong độ tuổi này là có nhà riêng khi có điều kiện. 22% dân số ở độ tuổi từ 40 – 59 tuổi là độ tuổi mà sự nghiệp bắt đầu chín muồi thì chắc chắn sẽ có không ít người có nhu cầu thay đổi nhà để nâng cao điều kiện sống.
Theo báo cáo của Viện nghiên cứu Trung ương thì mỗi năm TP.HCM có thêm 200.000 dân, trong đó có khoảng 130.000 người nhập cư (chưa kể lực lượng sinh viên). Người nhập cư chủ yếu là nằm trong độ tuổi lao động lên TP.HCM để tìm việc làm. Do đó, dân số TP.HCM sẽ càng ngày gia tăng theo hướng trẻ hóa.
Điểm cuối cùng là thực trạng về nhà ở. Theo báo cáo từ chiến lược nhà ở đến năm 2020 thì có đến 35% hộ gia đình ở thành thị ở trong những căn nhà có diện tích sử dụng bình quân đầu người từ 6-11 m2, 4,8% hộ gia đình phải chấp nhận diện tích sử dụng bình quân đầu người dưới 5 m2. Chứng tỏ, nhiều người dân vẫn chưa có nhà riêng mà phải chấp nhận sống trong những nhà trọ chật hẹp và thiếu tiện nghi.
Rõ ràng, tốc độ phát triển kinh tế nhanh khiến cho thu nhập bình quân tăng lên đi kèm với nhu cầu nâng cao chất lượng cuộc sống. Dân số TP.HCM theo ước tính hơn 8 triệu người, tỷ trọng lớn ở những người có nhu cầu về nhà ở cộng với thực trạng hiện tại nhiều người dân vẫn đang thiếu nhà ở là những yếu tố khác chứng tỏ sức cầu nhà ở vẫn rất mạnh. Vậy lý do gì mà thị trường BĐS lại không phát triển ?
Hướng tới khả năng chỉ trả của người mua
Rõ ràng là nhu cầu về nhà ở không hề thiếu. Nhưng xét về phía nguồn cung thì ta thấy tồn tại rõ ràng vấn đề thiếu về số lượng nhưng lại mất cân đối về cơ cấu căn hộ. Cụ thể theo báo cáo của CBRE thì tổng nguồn cung căn hộ tại TP.HCM hiện tại khoảng 95.000 căn (không kể những dự án không thể hoàn thành và những dự án nằm trên giấy), một con số rất nhỏ bé khi so sánh tương đối với dân số thành phố. Tuy nhiên, vấn đề nằm ở chỗ sự mất cân đối cơ cấu trầm trọng khi trong số đó chỉ có khoảng 40.000 căn hộ có mức giá dưới 696 USD/m2 (tức là có mức giá dưới 1 tỷ). Một thực tế là tất cả những dự án nằm trong mức giá này đều bán rất tốt.
Một số kết quả thống kê cho thấy 20% dân số có thu nhập cao nhất ở TP.HCM có mức thu nhập bình quân đầu người khoảng 10.450 USD/năm. Rõ ràng hợp lý hơn cả đối với họ vẫn là những căn hộ có mức giá trên dưới 1 tỷ. Khoảng 1% có thu nhập cao nhất cũng chỉ ở mức 22.845 USD/người cho thấy thị trường dành cho căn hộ hạng sang và siêu sang với mức giá khủng 5-7 tỷ đồng nhỏ đến mức nào.
Như vậy, nhìn chung viễn cảnh cho tương lai của thị trường BĐS vẫn có nhiều gam màu sáng, miễn là doanh nghiệp định vị đúng sản phẩm của mình phục vụ cho ai để từ đó có sản phẩm thỏa mãn tốt nhất nhu cầu thị trường. Nếu doanh nghiệp phục vụ cho số đông người mua nhà thì hãy chú ý đến mức giá. Nếu doanh nghiệp chỉ phục vụ cho một bộ phận nhỏ siêu giàu thì điều cốt yếu là phải thực sự khác biệt.
Nguyên Khôi
[/chitiet]

[video] Code video về sản phẩm mà bạn muốn nhúng [/video]








[giaban][/giaban]
[motangan][/motangan]
[tomtat]
Những bài trước trong loạt bài giới những kiến thức, khái niệm căn bản trong lĩnh vực BĐS đã giới thiệu về khung pháp lý của thị trường – “luật chơi” của thị trường. Trong phần tiếp theo này chúng ta sẽ nhìn thị trường từ một góc độ cung cầu.



    [/tomtat]
[chitiet]Bất động sản (BĐS) là một hàng hóa đặc biệt. Trước hết là vì BĐS có giá trị lớn, chiếm đến một nửa tổng tài sản kinh tế trên toàn cầu, nên ảnh hưởng rất lớn đến toàn bộ nền kinh tế của một quốc gia. Do đó, thị trường này bị nhà nước quản lý rất chặt. Dù vậy, BĐS vẫn là hàng hóa trên thị trường BĐS và vẫn bị quy luật cung cầu chi phối. (Lưu ý: BĐS ở đây được hiểu là đồng nghĩa với quyền sử dụng đất/tài sản gắn liền với đất).
Cung – cầu bất động sản
Nhắc lại một chút về khái niệm cung cầu: “Quy luật cung cầu, phát biểu rằng thông qua sự điều chỉnh của thị trường, một mức giá cân bằng (còn gọi là mức giá thị trường) và một lượng giao dịch hàng cân bằng (lượng cung cấp bằng lượng nhu cầu) sẽ được xác định” (Wikipedia). Trong đó, cung là chỉ nguồn cung hàng hóa với mức giá sẵn lòng bán (hay mức giá mà người bán muốn bán hàng hóa). Cầu là chỉ phía những người có nhu cầu muốn mua hàng hóa với một mức giá sẵn lòng chi trả (hay mức giá mà người mua sẵn sàng bỏ ra để mua hàng hóa).
Nói một cách đơn giản, thị trường BĐS có quy mô rất lớn với nhiều người mua và nhiều người bán. Rõ ràng sẽ có nhiều người muốn bán nó với những mức giá khác nhau, và cũng có nhiều người sẵn sàng mua với những mức giá khác nhau. Điều đó tạo nên đường cung và đường cầu. Mỗi một mức giá được hình thành theo quy luật thị trường sẽ có cùng lượng người mua và người bán.
Tại mức giá cao thì lượng người muốn bán sẽ nhiều hơn lượng người muốn mua, tức là cung lớn hơn cầu. Và ngược lại đối với giá thấp hơn thì lượng người muốn mua sẽ nhiều hơn người muốn bán. Mức giá mà có số người mua bằng số người bán gọi là mức giá cân bằng.
Đường cung - cầu của những phân khúc BĐS khác nhau là khác nhau. Vì nhu cầu đối với mỗi loại hình BĐS thì không giống nhau. Có người chỉ cần có chỗ ở đảm bảo nhu cầu thiết yếu, có người lại cần những tiện ích hàng đầu. Có người lại còn có cả nhu cầu khẳng định giá trị cá nhân thông qua căn nhà của họ. Có người chỉ có thể trả 500 – 700 triệu cho một căn nhà, cũng có người có thể chi nhiều tỷ đồng.
Những đặc điểm của cung BĐS:
-          Cung BĐS chịu sự quản lý chặt chẽ của nhà nước. Cụ thể là các dự án nhà ở phải được nhà nước phê duyệt thông qua. Mục đích sử dụng đất được quy định rõ ràng và muốn chuyển mục đích sử dụng đất thì cần phải có phê duyệt của nhà nước và phải đóng phí 
-          Cung đất đai cho mỗi mục đích sử dụng đều là có giới hạn và chịu sự quản lý chặt của nhà nước: diện tích đất nông nghiệp, ở, đất phi nông nghiệp khác được quy định rõ ràng bằng quy hoạch quản lý đất đai của Nhà nước. Và thường thì việc tạo lập, xây dựng BĐS mất nhiều thời gian, nên nếu xét trong khoảng thời gian ngắn thì BĐS dễ bị thiếu nguồn cung.
Các yếu tố ảnh hưởng đến cầu BĐS bao gồm:
-          Tăng trưởng kinh tế làm nhu cầu về nhà ở tăng lên.
-          Thay đổi về nơi cư trú, nơi làm việc.
-          Thay đổi về việc làm, thu nhập, thay đổi công nghệ xây dựng dẫn đến giá rẻ làm cầu nhà ở tăng.
-          Thay đổi chính sách sử dụng đất của Nhà nước.
Cung – cầu BĐS tại Việt Nam
Có thể hình dung thị trường BĐS nước ta một cách đơn giản như hình trên. Tại đó mức giá cao hơn mức giá cân bằng nên có một lượng lớn BĐS không bán được, và rất ít người mua. Khoảng đỏ thể hiện sự mất cân bằng giữa cung và cầu.
Về cầu BĐS, một điều cần khẳng định rằng cầu BĐS luôn luôn lớn và còn tiếp tục tăng. Tỷ lệ người dân sở hữu nhà ở nước ta, đặc biệt là tại những thành phố lớn vẫn còn thấp. Dân số trẻ và tiếp tục tăng nhanh, kinh tế đang trên đà phát triển, tỷ lệ nhập cư vào các thành phố lớn cao … là những nhân tố khẳng định cho nguồn cầu lớn và còn tiếp tục gia tăng của thị trường BĐS nước ta trong lĩnh vực nhà ở. 
Nhưng không thể dẫn những lý do trên làm cơ sở để kết luận giá BĐS hiện tại là phù hợp vì nhu cầu BĐS quá lớn, nhất là tại TP.HCM và Hà Nội (như một số người vẫn hay nói).Vì chúng ta cần phải xem xét cụ thể khả năng chi trả, nhu cầu cho từng phân khúc chứ không thể nói một cách chung chung. Như trong một phân tích trước đó (đã dẫn link phía trên) thì hiện tại, điểm nổi bật nhất đối với cung BĐS tại Việt Nam là sự mất cân đối trong cơ cấu.
Việt Nam có mức thu nhập bình quân đầu người xấp xỉ 1300 USD, tại TP.HCM chỉ gần 3600 USD thì đáng lẽ, nguồn cung căn hộ bình dân – dành cho người có thu nhập trung bình và nguồn cung căn hộ cho thuê phải chiếm tỷ trọng cao nhất, ưu tiên phát triển hàng đầu. Tuy nhiên, thực tế là sau nhiều giai đoạn phát triển nóng, sự mất cân đối trong cơ cấu đã làm méo mó thị trường nghiêm trọng.
Một thực tế là những dự án chậm tiến độ, không thể tiếp tục triển khai hoặc hoàn thành nhưng không tìm được người mua hiện tại đa phần là những dự án ở phân khúc cao cấp. Những dự án có mức giá vừa phải thì dù có khó khăn hơn nhiều so với trước nhưng vẫn bán được hàng. Điều này cũng lý giải vì sao một số doanh nghiệp BĐS vẫn tiếp tục thành công trong bối cảnh u ám chung.  Không chỉ trên phân khúc bình dân giá thấp mà ngay cả ở phân khúc cao cấp vẫn có những dự án và nhà đầu tư thành công, vì họ thật sự khác biệt và đáp ứng được nhu cầu của khách hàng dù cầu cho phân khúc này là không nhiều.
Còn căn hộ cho thuê thì có thể nói là không có nguồn cung. Một phần điều này là do tâm lý người tiêu dùng, một phần khác do lợi nhuận thấp và rủi ro cao của hình thức này. Ở một số nước khác, thường thì loại hình BĐS cho thuê được sự hỗ trợ của nhà nước để phát triển cũng chính vì lợi nhuận thấp, thu hồi vốn lâu không thu hút được nhà đầu tư tư nhân.
Như vậy, nhìn từ khía cạnh thị trường thì nhân tố quyết định sự phát triển của thị trường BĐS là sự phù hợp giữa cung và cầu BĐS. Chắc chắn là các công ty bất động sản cũng đã biết đến điều này nhưng do quá trình thực hiện dự án họ không phân tích một cách cẩn trọng dẫn đến tình trạng bất động sản tồn kho như hiện nay. Một thời “tay không bắt giặc”, đua vào bất động sản kỳ vọng lợi nhuận cao, làm giàu nhanh chóng đã qua. Đây là lúc doanh nghiệp bất động sản phải nhìn lại chính mình và Nhà nước cũng phải có những đánh giá nghiêm túc về thị trường này. Nhiều áp lực đã buộc Chính phủ phải hỗ trợ, cứu bất động sản … nhưng lại không có những cơ sở khoa học thuyết phục thì không thể giải quyết được bài toán cho thị trường.
[/chitiet]

[video] Code video về sản phẩm mà bạn muốn nhúng [/video]








[giaban][/giaban]
[motangan][/motangan]
[tomtat]
Trong loạt bài này chúng tôi sẽ giới thiệu những khái niệm cơ bản nhất về thị trường bất động sản, kèm theo những câu chuyện thực tế và so sánh. Hy vọng là qua loạt bài này, chúng tôi sẽ cung cấp một cái nhìn đa chiều về đất đai và các quy định liên quan. Trong phần đầu tiên chúng ta sẽ tìm hiểu về vấn đề các quyền trong lĩnh vực BĐS. Đây là một vấn đề quan trọng vì liên quan trực tiếp đến quyền lợi của tất cả chúng ta.



    [/tomtat]
[chitiet]Khi nói đến quyền tài sản, chúng ta nói đến các quyền căn bản sau:
      -   Quyền sở hữu (hay quyền chiếm hữu).
      -   Quyền sử dụng.
      -   Quyền định đoạt: bao gồm quyền chuyển đổi, chuyển nhượng, cho thuê, cho thuê lại, thừa kế, tặng cho, thế chấp, bảo lãnh, góp vốn bằng tài sản.
Đối với BĐS là tài sản đặc biệt, các quyền trên tại Việt Nam được quy định rõ như sau:
      -   Quyền sở hữu: Nhà nước không công nhận quyền tư hữu đối với đất đai. Điều 17, 18 Hiến pháp quy định rõ đất đai thuộc sở hữu toàn dân, do nhà nước đại diện quản lý. Điều này được thể hiện rõ ràng hơn thông qua Điều 5 Luật Đất đai năm 2003.
      -   Nhà nước công nhận và bảo vệ quyền sử dụng và quyền định đoạt của người dân đối với bất động sản. Quyền này được công nhận thông qua giấy chứng nhận quyền sử dụng đất (sổ trắng, sổ đỏ, sổ hồng trước kia).
Nhà nước quản lý việc sử dụng đất thông qua quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất của cả nước. Những quy định về vai trò của nhà nước trong quản lý đất đai được quy định tại Điều 6 – 7 Luật Đất đai 2003. Nhà nước bảo đảm quyền lợi của người dân đối với tài sản là đất đai bằng cách: cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, không công nhận việc đòi lại đất đã được giao theo quy định của nhà nước cho người khác sử dụng và cam kết hỗ trợ người dân phát triển kinh tế thông qua những quyết định liên quan đến quản lý đất đai. Điều này được quy định rõ tại Điều 10 Luật Đất Đai 2003.
Những tranh cãi
Thu hồi đất là một vấn đề gây nhiều tranh cãi lâu nay, nhất là đối với đất nông nghiệp.
Khái niệm toàn dân sở hữu đất đai chỉ có ở nước ta và một số nước CNXH. Khái niệm này ở nước ta cũng chỉ xuất hiện từ sau Hiến pháp năm 1980. Trước đó, Hiến pháp năm 1959 vẫn quy định rõ tại Điều 14: “Nhà nước chiếu theo pháp luật bảo hộ quyền sở hữu về ruộng đất và các tư liệu sản xuất khác của nông dân” – tức là vẫn công nhận quyền tư hữu.
Hiện nay, ở nước ta toàn bộ những giao dịch bất động sản đều là giao dịch quyền sử dụng dựa trên quyền định đoạt đối với tài sản là bất động sản chứ không phải là giao dịch quyền sở hữu như những tài sản khác. Và hoạt động giao dịch này cũng chỉ mới được công nhận từ năm 1993 sau khi Luật Đất đai ra đời.
Một trong những vấn đề gây tranh cãi nhất liên quan đến các quyền đối với bất động sản là việc phân định rõ ràng “chủ sở hữu” và “người đại diện”.  Theo những quy định của nước ta, Nhà nước chỉ đóng vai trò “người đại diện” cho toàn dân để quản lý đất đai chứ không có quyền sở hữu đối với đất đai. Như vậy, Nhà nước khi ban hành kế hoạch, quy hoạch sử dụng đất hay khi thu hồi đất thì phải tham khảo ý kiến người dân (vì toàn dân mới là chủ sở hữu). Tuy nhiên, một điểm đáng chú ý là hiện tại chưa có một quy định nào chỉ ra rõ ràng nếu như số % người dân không đồng ý đến mức nào thì phải hủy bỏ không thông qua quyết định thu hồi, kế hoạch, quy hoạch sử dụng đất. Trích Công văn số 86/BXD-KTQH về việc hướng dẫn lấy ý kiến của cá nhân và cộng đồng dân cư về quy hoạch đô thị:
"Luật không quy định tỷ lệ % ý kiến đồng ý để làm cơ sở quyết định phê duyệt. Tuy nhiên, cấp có thẩm quyền phê duyệt      có trách nhiệm xem xét, cân nhắc các ý kiến, tỷ lệ đồng thuận và báo cáo tổng hợp giải trình, tiếp thu của cơ quan chức năng để quyết định phê duyệt nhiệm vụ và đồ án trên cơ sở đảm bảo các nguyên tắc và yêu cầu đối với quy hoạch đô thị quy định tại Điều 5, 6 của Luật Quy hoạch đô thị ; đảm bảo tính khả thi, hài hoà giữa lợi ích của nhà nước và cộng đồng."
Chính vì vậy, tại đợt đóng góp ý kiến cho dự thảo Luật Đất đai mới vừa rồi đã có nhiều ý kiến kiến nghị xung quanh vấn đề này nhưng đến nay, chủ trương vẫn là giữ nguyên sở hữu toàn dân. Lý giải về việc này, ông Nguyễn Mạnh Hiển (Chủ tịch UBND tỉnh Hải Dương) cho rằng “Quy định đất đai sở hữu toàn dân nhằm bảo đảm cho Nhà nước chủ động trong khai thác, sử dụng tài nguyên đất đai phục vụ các mục tiêu phát triển kinh tế - xã hội, an ninh, quốc phòng, ngoài ra còn để phục vụ yêu cầu công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước.
Tuy nhiên, vấn đề này gặp sự phản đối của nhiều chuyên gia về luật lẫn người dân vì nó đẻ ra nhiều hệ lụy khác. Đất đai thuộc sở hữu toàn dân đã bị các cơ quan chức năng thu hồi đất một cách vô tội vạ, đền bù giá rẻ, gây thiệt hại cho người nông dân đang có đất. Một thực tế hiển nhiên là phần lớn quốc gia trên thế giới không cần “đất đai thuộc sở hữu toàn dân” vẫn có tốc độ tăng trưởng kinh tế cao và giàu có. Như vậy, lý luận như ông Hiển và nhiều người khác liệu có thuyết phục?
Nguyên Khôi
[/chitiet]

[video] Code video về sản phẩm mà bạn muốn nhúng [/video]








[giaban][/giaban]
[motangan][/motangan]
[tomtat]
Bức tranh “hàng tồn” và nợ xấu như hiện nay là bài học quá đắt cho các nhà đầu tư đã từng xem nhẹ và không quan tâm đến việc nghiên cứu, thẩm định thị trường trước khi cho ra đời một dự án BĐS phù hợp với đối tượng khách hàng cụ thể.



    [/tomtat]
[chitiet]Nhìn lại lịch sử phát triển của thị trường BĐS tại Việt Nam vào những giai đoạn “nóng sốt” như 2006 – 2008 cho chúng ta thấy, phần lớn các chủ đầu tư (CĐT) thường đầu tư theo phong trào là chính. Tư duy “tranh thủ” của các CĐT vào những giai đoạn mà thị trường đang nổi “bong bóng” thường không quan tâm đến sản phẩm do họ làm ra để bán cho ai ?  Khả năng tài chính của khách hàng ra sao? Tầng lớp và vị trí xã hội của khách hàng? Bức tranh nền kinh tế quốc gia? Giá sản phẩm có phù hợp với thu nhập của đại đa số người dân hay không…
Và như chúng ta đã biết, kết quả của sự thiếu chuyên nghiệp và tư duy “ăn xổi” của những CĐT đã để lại gánh nặng quá lớn cho nền kinh tế mà điển hình là “nợ xấu” với câu chuyện “hàng tồn” vẫn đang là bài toán chưa có lời giải.
Một dự án được cho là thành công phải dựa vào rất nhiều yếu tố như: Tỷ suất lợi nhuận, thời gian xây dựng, thu hồi vốn nhanh, chiến lược marketing hiệu quả, sản phẩm phù hợp với thị trường, chiến lược giá phù hợp... Để đạt được kết quả như mong muốn nêu trên, có một yếu tố mang tính cốt lõi quan trọng chính là đối tượng thụ hưởng.  
Định vị đối tượng khách hàng
Chìa khóa thành công trong đầu tư dự án BĐS vẫn là ai sẽ mua ? Để từ đó CĐT mới có thể đưa ra một chiến lược kinh doanh phù hợp. Khi nói đến phân khúc khách hàng, thông thường, các nhà đầu tư nước ngoài thường dựa vào các yếu tố căn bản như: thu nhập khách hàng, độ tuổi, tầng lớp khách hàng để xác định và cho ra đời sản phẩm phù hợp với nhu cầu thị trường.
Thẩm định dựa trên thu nhập:
Một sản phẩm muốn tiêu thụ nhanh và có lãi thì yếu tố số đông ảnh hưởng rất lớn đến thời gian bán hàng của dự án đó. Số đông ở đây chúng ta phải hiểu là đối tượng có thu nhập bình quân chiếm đa số trong cộng đồng. Ví dụ:
Số TT
Mức thu nhập trung bình/tháng
Chi phí/tháng
Thu nhập thực tế
Số % nhóm
01
Từ 3  – 10
50 %
50 %
45 %
02
Từ 11 – 20
40 %
60 %
20 %
03
Từ 21 – 30
40 %
60 %
15 %
04
Từ 31 – 50
40 %
60 %
13 %
05
Từ 51 – 100
40 %
60 %
7 %
( Đơn vị tính triệu / tháng qua bảng thống kê mẫu)  
Việc xác định đối tượng khách hàng dựa trên thu nhập của nhóm số đông trong cộng đồng,
để cho ra đời những sản phẩm phù hợp sẽ giúp cho doanh nghiệp hạn chế được những rủi ro khi sản phẩm bị “nằm’ trên trên thị trường.

Thẩm định dựa vào nhóm tuổi của khách hàng:
Số TT
Nhóm khách hàng
Số con
Nhóm tuổi
Thang điểm
Tỷ lệ %
01
Người độc thân
0
18- 24
1

02
Vợ chồng trẻ
1
25 – 30
3

03
Gia đình
2-3
30-39
4

04
Trung niên
3-4
40-55
5

05
Người về hưu
Con cái lớn
60-70
2

( Bảng thống kê tham khảo mẫu – Theo thang điểm 5 )
Nhóm tuổi của khách hàng khá quan trọng cho một chiến lược đầu tư dự án. Qua bảng tham khảo mẫu nêu trên cho chúng ta thấy: Nhóm 2-3-4 là 3 nhóm khách hàng tiềm năng hơn và có nhu cầu mua nhà cao hơn so với các nhóm còn lại qua sự phân tích sau:
Nhóm 1: Là nhóm khách hàng đang trong quá trình còn chịu sự ảnh hưởng tài chính của gia đình. Là nhóm đang hoàn thiện kiến thức tại các trường hoặc mới lập nghiệp nên khả năng tài chính bị hạn chế. Nhóm đối tượng này chưa thể là nhóm khách hàng tiềm năng được.
Nhóm 2: Là nhóm đã trưởng thành và đang có công ăn việc làm. Nhu cầu kết hôn cao. Mong muốn có cuộc sống riêng để xây dựng, phát triển gia đình. Tuy nhiên, nhóm khách hàng này tài chính chưa dồi dào vì thời gian đi làm chưa lâu nên việc tích lũy cũng có giới hạn.
Nhóm 3: Là nhóm khách hàng tương đối vững vàng về tài chính, có công ăn việc làm ổn định. Nhu cầu mua nhà cao để mở rộng gia đình, cho con cái có thêm phòng ốc rộng rãi và môi trường sống tốt hơn.
Nhóm 4: Đây là nhóm hoàn thiện mọi mặt và có khả năng tài chính tốt nhất. Đây là nhóm đối tượng khách hàng có khả năng mua nhà cao để đầu tư, phát triển. 
Nhóm 5: Là nhóm an hưởng tuổi già sau khi con cái đã thành đạt, ổn định. Nhu cầu mua nhà không cao so với các nhóm khách hàng trên.
Định vị dựa trên nhóm khách hàng:
Không chỉ riêng Việt Nam mà hầu hết các nước trên thế giới đều có sự phân tầng về thu nhập cũng như vị trí xã hội, đó là chuyện bình thường. Nhu cầu hưởng thụ cũng có sự khác biệt và quyền lựa chọn sản phẩm phù hợp với vị trí xã hội cũng khác nhau. Vấn đề là các CĐT nắm bắt được xu hướng và định vị được cho mình đối tượng khách hàng cụ thể tùy theo tiềm lực tài chính của mỗi công ty. Từ đó, cho ra đời những sản phẩm phù hợp.
Số TT
Nhóm Khách hàng
Nhu cầu mua
Nhu cầu thuê
Tỷ lệ %
01
Kiều bào – Người NN
Cao
Trung bình
5 %
02
Nhóm trí thức lương cao
Cao
Trung bình
15 %
03
Nhóm tiểu thương KD
Trung bình
Trung bình
20 %
04
Nhóm các nhà đầu tư
Cao
Trung bình
10 %
05
Công nhân viên chức
Cao
Thấp
30 %
06
Nhóm làm nghề tự do
Thấp
Cao 
10 %
07
Sinh viên mới ra trường
Thấp
Cao
5 %
08
Nhóm hưu trí…
Thấp
Thấp
5 %
( Bảng thống kê tham khảo mẫu )
Đầu tư một dự án BĐS là hình thức đầu tư mang tính đặc thù khác xa so với các hình thức đầu tư khác. Để có được một dự án BĐS thành công là cả một chuỗi công việc phức tạp và khoa học. Trong bối cảnh mà thị trường đang “ngủ đông” kéo dài như hiện nay. Thì việc định vị được đối tượng khách hàng cụ thể trước khi xúc tiến đầu tư là giải pháp cần thiết nhằm hạn chế những rủi ro và tránh tổn thất cho doanh nghiệp.
Kinh nghiệm của những nhà đầu tư ở các nước phát triển có sự khác biệt rất lớn so với các nhà đầu tư trong nước. Để cho ra đời một dự án thì việc thăm dò ý kiến khách hàng, giới thiệu sản phẩm cho khách hàng tham khảo trước... là giai đoạn không thể thiếu được. Họ chấp nhận tốn kém trong khâu phân tích, thẩm định thị trường trước còn hơn là xây dự án xong không ai mua… Khi đã nắm rõ nhu cầu và phản ảnh từ khách hàng thì họ mới tiến hành đầu tư. Nói một cách nôm na là: họ có khách hàng rồi mới tiến hành xây dựng. Còn các CĐT trong nước thì xây dựng dự án trước rồi mời tìm khách hàng sau !?
Câu chuyện “hàng tồn” trên thị trường như hiện nay là bài học mà các CĐT cần rút kinh nghiệm sâu sắc. Là bài học “xương máu” nhằm tránh rơi vào cái bẫy hàng tồn kho trong tương lai.
Giảng viên Huỳnh Anh Dũng – CRS Hoa Kỳ (Trường Đào tạo Quốc tế Leader Real)
[/chitiet]

[video] Code video về sản phẩm mà bạn muốn nhúng [/video]







bookmark
bookmark
bookmark
bookmark
bookmark
Được tạo bởi Blogger.